Sự thật về BKAV
Dư luận khác về Bkav

Phản biện bài: 'Thu gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác'

Vừa qua, Vnexpress đã đăng bài 'Thu gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác'. Chúng tôi phân tích nội dung bài này như sau:

* Số liệu trên được Bkav đưa ra dựa trên kết quả thống kê lượng tin nhắn từ các hãng viễn thông. Như vậy, nếu tính trung bình 300 đồng mỗi tin nhắn, các nhà mạng thu về khoảng 3 tỷ đồng mỗi ngày, tương đương 100 tỷ đồng một tháng chỉ từ các hoạt động liên quan đến tin nhắn rác.

Trung bình 300đ/sms là không đúng. Vì các đối tượng quảng cáo qua sms, họ sẽ chọn gói cước sms rẻ nhất có thể để nhắn tin. Cụ thể:

- Mobifone:
  + gói Q-Teen. Xem tại http://www.mobifone.com.vn/web/vn/home/static/qteen/. Giá cước sms:  3000đ/100sms nội mạng.
  + gói Q-Student. Xem tại : http://www.mobifone.com.vn/web/vn/home/static/qstudent/. Giá cước sms: 99đ/sms nội mạng. Hằng tháng lại được tặng 25 000đ/thuê bao/30 ngày

- Vinaphone:
  + gói cước TalkEZ. Xem tại: http://vinaphone.com.vn/products/talkez . Giá cước sms: 99đ/sms nội mạng. Hằng tháng lại được tặng 30 000đ/thuê bao/30 ngày
  + Vinaphone còn có các chương trình khuyến mại SMS nội mạng với giá cực rẻ: 3000đ / 60 sms / ngày, 4000đ/80sms/ngày, 5000đ/100sms/ngày ; tức chỉ 50đ/sms. Xem tại:
http://www.vnpt-hanoi.com.vn/web/tintuc_chitiet.asp?news_id=4508

- Viettel:
  + gói cước Sinh viên. Xem tại: http://www.vietteltelecom.vn/di-dong/goi-cuoc-sinh-vien-toi-la-sinh-vien/gia-cuoc-38.html. Giá cước sms: 100đ/sms nội mạng. Hằng tháng được tặng 25 000đ. 
  + gói cước Hi School. Xem tại : http://www.vietteltelecom.vn/di-dong/goi-cuoc-hi-school-dong-hanh-cung-tuoi-xanh/gia-cuoc-39.html.  Giá cước sms: 3000đ/100sms  nội mạng.
  + gói cước Tomato Green. Xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/49566/goi-di-dong-sieu-re-chi-50d-phut-voi-tomato-green.html. Chỉ tốn tiền đăng ký 2500đ/lần. Miễn phí mỗi ngày 150 sms nội mạng.
  + Viettel còn có các chương trình khuyến mại sms khác với giá chỉ: 40đ/sms nội mạng. Một ví dụ cho chương trình đó là:
http://vtc.vn/congnghe/558-289254/tin-tuc/viettel-tung-goi-tin-nhan-tiet-kiem-voi-40-dongtin.htm

- Vietnamobile: gói cước Max SMS. Xem tại: http://vietnamobile.com.vn/staticpages/page/max-sms. Giá cước: 2000đ/500sms/ngày, tức chỉ: 4đ/sms nội mạng.

- Beeline/Gmobile:  gói cước SMS không giới hạn. Xem tại: http://www.gmobile.com.vn/content/373. SMS không giới hạn chỉ 1000đ/ngày. Phí đăng ký chỉ: 1000đ và phí thuê bao: 1000đ/ngày.

Ngoài ra, có thể nhắn tin miễn phí nội mạng trên các web site của mỗi nhà mạng hoặc nhắn tin miễn phí từ các web site của nước ngoài: bạn có thể search từ khóa free sms ở google, sẽ cho ra nhiều web site nhắn tin miễn phí.

Nhắn tin quảng cáo cho mạng nào thì dùng sim mạng đó. Việc mua các sim của các mạng có gói cước sms giá rẻ là rất dễ dàng. Như vậy, qua các gói cước trên cho thấy thông tin Bkav đưa cho báo chí "trung bình 300 đồng mỗi tin nhắn" là không chính xác.

Tiếp tục phân tích các đoạn tiếp theo: (dấu * là của Bkav)

* Bkav đã tiến hành khảo sát lượng tin nhắn rác trên 50.000 người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam trong tháng 10 và nhận thấy mỗi ngày có tới 16.290 tin nhắn rác được gởi tới các thuê bao. Như vậy, bình quân cứ 3 ngày, mỗi người dùng lại nhận 1 tin nhắn rác. Những người thường xuyên bị "spam" phải nhận hơn 2 tin nhắn rác một ngày.

--> Cứ cho rằng thống kê của Bkav là đúng. Như vậy: mỗi ngày mỗi người nhận 16 290 / 50 000 =0.3258 sms  hoặc 1 / 3 ~~ 0.33

--> Tuy nhiên, việc khảo sát lượng tin nhắn trên 50000 người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam không phản ánh đúng thực trạng.  Các đối tượng quảng cáo qua tin nhắn thường hay tìm đến các vị khách giàu có, thuộc các đối tượng như: Người dùng sim số đẹp, sim càng đẹp, sim vip sẽ nhận rất nhiều tin nhắn quảng cáo. Các số thuê bao trả sau, các số đứng tên công ty, bằng cách nào đó, được mang bán cho các đối tượng quảng cáo sms (cả công ty lẫn cá nhân). Và cả những người dùng sim số xấu, số khó nhớ, nếu là các doanh nhân, người nổi tiếng, đăng bán hàng trên mạng hoặc trên báo đài, trên biển quảng cáo, trúng thưởng ở đâu đó... sẽ được các đối tượng quảng cáo sms để ý và spam quảng cáo. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số  (8xxx, 9xxx...,1900xxxx) rất có thể bán danh sách các số điện thoại đã nhắn tin hoặc gọi điện thoại tới cho bên thứ 3.

* Cũng theo Bkav, nếu căn cứ vào con số 30 triệu thuê bao thực đang hoạt động tại Việt Nam - số liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố thì số tin nhắn rác được gởi tới các thuê bao di động trong ngày lên đến 9,8 triệu bản

--> Nếu lấy 0.3258 x 30 triệu thuê bao = 9.774.000 sms ~~ 9,8 triệu bản. Tuy nhiên, việc khảo sát 50 000 người sử dụng điện thoại di động lại quy cho 30 triệu thuê bao là không thể chấp nhận. Và con số 3 tỷ đồng là Bkav lấy: 9.800.000 (9,8 triệu bản) nhân cho 300đ= 2.940.000.000 ~~ 3 tỷ. Như nói ở trên, các đối tượng quảng cáo chắc chắn sẽ sử dụng gói cước sms rẻ, càng rẻ càng tốt, trung bình chỉ khoảng 99đ/sms để nhắn tin. Như vậy, con số 3 tỷ do Bkav đưa ra là không đúng. Nếu nhắn tin miễn phí từ các web site trên internet, các nhà mạng cũng chẳng thu được đồng xu nào.

* Cuộc khảo sát được thực hiện trong vòng một tháng với tập 50.000 người dùng phần mềm bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security trong nước. Tin nhắn rác được lọc thông qua hệ thống Smart Filter tích hợp sẵn trong phần mềm, kết nối trực tuyến với hệ thống máy chủ thống kê tin nhắn rác của Bkav.

--> Việc cài phần mềm Bkav Mobile Security cho smartphone, không biết được rằng Bkav có thâu thập thông tin người dùng hay không vì họ thừa nhận "có kết nối trực tuyến với hệ thống của Bkav", chỉ có trời mới biết được. Không biết nội dung sms của 50 000 khách hàng có cài Bkav Mobile Security trên smartphone của họ có bị phần mềm này lén gởi về cho Bkav hay không mà Bkav phân biệt đâu là tin nhắn quảng cáo, để rồi ra con số 16.290 tin nhắn rác. Nếu có, Bkav đã xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng. Cách tốt nhất là không dùng Bkav Mobile Security.  

Mục đích của bài "Thu gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác" trên Vnexpress.net chẳng qua là PR cho phần mềm Bkav Mobile Security của Bkav mà thôi. Việc cài phầm mềm này cho điện thoại di động (smartphone) cũng giống như cài antivirus, internet security cho máy tính của bạn, sẽ khiến cho máy điện thoại di động của bạn nhanh hết pin vì phần mềm này luôn hoạt động ở chế độ nền, phải sạc nhiều hơn trước, pin mau chai, máy lag, chiếm bộ nhớ RAM, nặng máy, máy chạy chậm, giảm hiệu năng máy, có khả năng treo máy, có khả năng xung đột với các ứng dụng khác trong smartphone, nhiều khi gây lỗi cho hệ điều hành Android của smarphone.

Thực ra, việc cài phần mềm diệt virus security cho smartphone là không cần thiết vì Google đã nói : Phần mềm diệt virus cho smartphone là trò lừa, xem bài dịch tại: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/an-toan-thong-tin/2011/11/1229282/google-phan-mem-diet-virus-cho-smartphone-la-tro-lua/

Tóm lại: bài "Thu gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác" mà Bkav đưa ra cho báo chí là sai sự thật. Bản chất của Bkav là nổ, dùng mọi thủ đoạn kể cả gian lận hòng thu về lợi nhuận, lừa bịp người tiêu dùng.

(anti-bkav.com, ngày 3/11/2012)

------------

- Dư luận về BKAV
- Báo chí nói về BKAV
- Thế giới nói về BKAV